Bật mí quy trình làm bánh cốm bằng máy chuẩn vị truyền thống

Cập nhật: 2023-05-06 12:06:21
Lượt xem: 459

 

Bánh cốm là đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, bất kỳ ai đặt chân đến nơi đây đều muốn được thưởng thức và mua về làm quà để biếu người thân. Trước đây muốn được ăn bánh cốm thì phải đợi đến mùa thu, bây giờ cốm đã được làm khô và làm quanh năm, các cơ sở sản xuất bánh cũng thay đổi cách làm bánh thủ công trước đây bằng máy móc, giảm bớt chi phí nhân công, nâng cao năng suất

 

Hướng dẫn cách làm bánh cốm dẻo thơm

Bước 1: Lựa chọn cốm chất lượng

Để có những mẻ bánh cốm dẻo thơm thì bước quan trọng nhất đó là phải dùng nguyên liệu cốm đạt chất lượng như:

  • Hạt cốm già, nghĩa là lúa phải được cắt ở thời điểm hạt đã chắc xanh. Nếu dùng cốm non khi vào đường sẽ tan hết nên không thể làm vỏ bánh.
  • Việc rang, giã, sàng, sấy sẽ được thực hiện giống như quy trình sản xuất cốm non.
  • Cốm làm xong sấy khô sẽ được đóng gói thật kín cho khỏi ẩm. Đồng thời, hạt cốm đạt chuẩn để để làm bánh phải sạch, mỏng và đẹp.

Bước 2: Làm vỏ bánh cốm

Trước khi cốm được đem đi làm bánh, phải ngâm nước trong vòng 3 tiếng cho hạt cốm mềm theo tỷ lệ 1kg cốm: 1,3 lít nước. Sau đó, cốm được vớt lên và trộn với đường theo tỷ lệ 1:1 rồi đem đi xào. Quá trình xào cốm sẽ từ từ 1- 1,5 giờ, người làm sẽ đảo đều tay cho đến khi hạt nếp quện lại với nhau nhưng vẫn giữ được màu xanh của cốm. Khi gần được thì thêm ít giọt nước cất từ hoa bưởi để bánh cốm có hương vị đặc biệt.

Tiếp theo là công đoạn nhào và cán cho hạt cốm dẹt và mịn. Quan trọng nhất bước này là ở khâu xào cốm, nếu non lửa thì bánh sẽ bị nhão, còn quá lửa thì bánh có mùi khét.

Bước 3: Làm nhân đậu xanh

Để có được nhân bánh thơm ngon, lựa chọn đậu xanh cũng đóng vai trò quan trọng trong quy trình làm bánh cốm, yêu cầu về đậu xanh làm nhân bánh cốm sẽ bao gồm:

  • Bắt buộc phải chọn loại đậu vàng lòng, xanh vỏ
  • Hạt đậu mẩy đều

Khi đã lựa chọn được đậu xanh, bước tiếp theo là đem xay, ngâm, rồi đãi sạch vỏ để hấp.  Đậu được hấp phải vừa chín tới, có mùi thơm và tơi, đảm bảo không bị cháy khê, nát hay sượng. Sau đó được cho vào cối giã mịn, rồi lại nhào với đường và nước theo tỉ lệ 1kg đậu:1,2kg đường kính. Đậu sau khi giã phải thật mịn và có màu vàng óng nhạt. Sau đó, đem nhân đi đun lửa nhỏ cho đến khi đậu đạt độ khô dẻo thì cho thêm các phụ gia như: các loại mứt, hạt sen trần, dừa nạo, nước hoa bưởi,… vào rồi đảo tiếp và để nguội rồi đem gói.

Bước 4: Hình thành bánh cốm hoàn chỉnh

Như cách làm bánh cốm truyền thống thủ công như trước đây thì người làm bánh cần làm rất nhiều công đoạn như chia nhân thành từng viên tròn trọng lượng giống nhau sau đó bọc vỏ cốm ra ngoài rồ cán dẹt bánh rồi mới gói vào giấy nilon đóng hộp.

Nhưng ngày nay thời buổi hiện đại con người cũng dần đầu tư mãy móc để hỗ trợ, giảm bớt các chi phí hơn nữa năng suất lại cao hơn hẳn. Khi sử dụng máy làm bánh cốm người làm bánh chỉ cần cho nhân và phần cốm đã nhào cán vào phễu, cài đặt máy là máy tự động tự chia nhân và bọc vỏ cốm, cắt định lượng bánh đã cài đặt. Vì vậy chỉ cần 1 người ngồi đưa thành phẩm ra và gói là xong rồi.

>>Xem thêm: Máy làm bánh cốm

Nhìn qua có thể thấy làm bánh cốm ngày nay không còn phải vất vả như trước đây phải không nào? Hơn nữa với cách làm bánh bằng máy móc hiện đại vẫn giữ được chuẩn hương vị của món bánh cốm nổi tiếng, chúc các bạn thành công!

Các bài viết khác