Cách nấu rượu gạo công nghiệp chuẩn vị rượu truyền thống

Cập nhật: 2022-10-25 14:42:29
Lượt xem: 900

Cho dù hiện nay có rất nhiều các loại rượu nhập nhưng rượu gạo truyền thống vẫn được ưa chuộng hàng đầu trong các dịp lễ, tết, tiệc, hội cũng như trong cuộc sống hàng ngày bởi hương vị không thể giống với bất cứ loại rượu nào. Trước đây, để có được những lít rượu thơm ngon, người nấu gặp khá nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian. Giờ đây, nấu rượu công nghiệp đơn giản và hiệu quả hơn bao giờ hết. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu nhé!

 

 

 

Quy trình nấu rượu gạo công nghiệp nhưng vẫn giữ được hương vị truyền thống

Chuẩn bị nguyên liệu

Chọn nguyên liệu là bước quan trọng trong quy trình nấu rượu truyền thống, thông thường rượu gạo truyền thống được sử dụng nguyên liệu chính là gạo tẻ hoặc gạo nếp. Chọn loại gạo mẩy, đều hạt. Không nên dùng loại gạo đánh bóng, sấy bằng máy vì lớp vỏ cảm bên ngoài đã bị mài sạch trong quá trình sấy gạo. Sử dụng gạo nguyên cám sẽ giúp cho rượu thơm ngon, đậm đà hơn rất nhiều. Tốt nhất nên chọn loại gạo tấm vì khi ủ men, cơm rượu nhanh ngấu hơn. Men ngấm đều cho ra chất rượu thơm ngon nhất.

 

 

Bước tiếp theo không thể thiếu được và đây cũng là thành phần vô cùng quan trọng quyết định đến chất lượng của rượu đó là men để ủ rượu. Trên thị trường có rất nhiều loại men mỗi địa phương lại có bí quyết riêng. Không nên chọn các loại men rượu giá rẻ như men tàu, men vi sinh, các loại “men ăn liền” cho năng suất nấu cao bởi chất lượng rượu tạo ra sẽ kém, thậm chí còn gây độc hại cho người uống.

 

 

Nấu cơm rượu

Trước đây người nấu rượu phải nấu những mẻ cơm rượu bằng than hoặc củi, việc nấu bằng than củi không tránh khỏi những lần nấu bị cháy, khê ảnh hưởng không ít đến chất lượng rượu.

Ngày nay công đoạn này không còn vất vả vì đã có tủ nấu cơm công nghiệp như là trợ thủ đắc lực cho những mẻ cơm rượu chuẩn nhất.

 

 

Ủ men rượu gạo

Cơm sau khi nấu chin cần được đổ ra mẹt, nong, nia  hoặc sàn chuyên dùng để rải cơm…dàn đều cơm để cơm nguội bớt, khi cơm còn hơi ấm sẽ rắc đều men đã giã nhuyễn lên bề mặt theo tỷ lệ với số lượng gạo đã nấu. Như vậy cơm lên men sẽ đều và nhanh nhất. Cơm sau khi trộn đều men sẽ được cho vào trong thùng hoặc thúng phủ kín và để nơi thoáng mát khoảng 4-5 ngày, nhiệt độ bảo quản thích hợp nhất là 20-25 độ C. Vậy nên nếu vào mùa đông thời tiết lạnh hơn thì bạn có thể ủ cơm rượu gần bếp như vậy cơm rượu sẽ ngon và hiệu quả hơn rất nhiều.

 

 

Sau khi cơm rượu có mùi thơm nhẹ, cơm bắt đầu lên men, có vị cay nồng của rượu. Ta đem bỏ sang ủ cơm rượu trong chum, vại. Thêm nước vào cơm, khoảng 2 – 3 lít nước/ 1kg gạo. Ủ cơm khoảng 12 – 15 ngày, tùy vào nhiệt độ ủ.

 

Chưng cất rượu

Trước đây sản xuất rượu gạo thủ công thì củi, trấu là hai loại chất đốt được xem là tốt nhất giúp cho rượu sau khi chưng cất xong có mùi thơm và ngon hơn. Nhưng với phương pháp này người nấu rượu sẽ rất vất vả trong việc canh lửa và rủi ro rươu cháy khê cao.

Ngày nay phương pháp trưng cất tiến hành bằng cách đun sôi hỗn hợp nhờ nồi nấu rượu bằng điện, hơi bay lên được dẫn qua ống dẫn và được làm sạch bằng cách cho qua bồn nước để ngưng tụ cho ra thành phẩm nhanh chóng và chất lượng đạt tới 95% so với cách nấu truyền thống. Đây chính là ly do các cơ sở sản xuất rượu đều lựa chọn sử dụng nồi nấu rượu bằng điện vừa nhanh vừa sạch sẽ.

 

Cách sử dụng nồi nấu rượu bằng điện

Sau khi lắp đặt nồi nấu rượu hoàn tất bạn có thể dùng nồi để nấu ngay mẻ rượu đầu tiên bất kỳ lúc nào. Mỗi loại nồi có công suất nấu khác nhau vì vậy khi chuẩn bị nguyên liệu bạn cần chú ‎chuẩn bị một lượng vừa đủ với công suất của nồi, để chất lượng đạt tốt nhất bạn không nên cho nguyên liệu bỗng rượu vào nồi quá đầy.

Sau khi cho đủ nguyên liệu vào cần nhớ siết chặt tất cả những khóa nắp cố định với thân nồi và cài đặt thời gian nấu khoảng 4-5 giờ và nhiệt độ chuẩn cho quá trình ủ rượu đó là 90 độ C.

Trong quá trình nấu, cần quan sát kỹ nồi nấu và nếu phát hiện nắp bị hở cần phải ngắt nguồn điện và siết lại các khóa nắp nồi sau đó khởi động lại. Và khi thấy rượu bắt đầu chảy ra vòi thì mở hệ thống cấp nước làm mát vừa đủ cho quá trình ngưng tụ rượu.

Khi có được rượu thành phẩm theo đúng lượng yêu cầu thì lúc này bạn đã có thể tiến hành ngắt điện và ngắt hệ thống nước làm mát, sau khoảng 15 phút khi nồi đã giảm áp suất thì bắt đầu tiến hành xả bỗng. Để tránh bỗng bám dính vào thân nồi nấu, bạn cần thực hiện xả nước lạnh vào nồi với áp lực vừa đủ mạnh đồng thời làm mát thân nồi và giảm nhiệt độ ở khoang đun nhanh nhất có thể.

Trên đây là cách nấu rượu gạo công nghiệp mà vẫn giữ được hương vị truyền thống mà maythucphamtoanphat.vn chia sẻ với các bạn. Hy vọng thông tin này hữu ích với bạn đọc và giúp các bạn đỡ vất vả trong quy trình nấu rượu mà năng suất lại hơn hẳn phương pháp nấu thủ công.

Các bài viết khác